Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng: Vai trò, đặc điểm

16/04/2023

Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng là bản vẽ kỹ thuật vô cùng quan trọng đóng vai trò nền tảng trong quá trình lắp ráp đường ống nước phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Mô hình này có những đặc điểm quan trọng nào và cách lắp đặt của chúng ra sao. Cùng Dekko tìm hiểu thêm qua bài viết này.

1. Tầm quan trọng của sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng

Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng được xem như là một bản đồ vẽ kết cấu chi tiết các đường nước bên trong tòa nhà. Sơ đồ này trình bày những chi tiết bao gồm hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải - nước mưa cũng như các đường ống phụ dẫn nước thải ra bên ngoài. Dựa vào đó, các kiến trúc sư có thể nắm được cách thức các đường ống trong tòa nhà được vận hành như thế nào. Chính vì vậy, bản vẽ cấp thoát nước nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế chung của tòa nhà. 

Ngoài ra, khi thiết kế sơ đồ này, các chủ đầu tư cần đặc biệt chú đến các điểm để đường ống hoạt động tốt, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh. Áp lực nước đầu ra phải đủ tốt nhằm đảm bảo lưu thông ổn định dù hoạt động ở tầng cao. Đường ống cần được thiết kế tối ưu để đảm bảo tiết kiệm chi phí và không gian lắp đặt.

Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước là bản vẽ đóng vai trò quan trọng trong thiết kế hệ thống nước (Nguồn: VNK Edu)

>>>> XEM NGAY: Ống uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng

2. Đặc điểm của sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng

Trước khi tiến hành phác thảo bản vẽ cấp thoát nước nhà cao tầng, cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của từng loại hệ thống cấp thoát nước. Những đặc điểm chi tiết của 3 loại hệ thống cấp thoát nước chính sẽ được trình bày sau đây.

2.1. Hệ thống cấp nước

Để cung cấp đủ lượng nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân tại các khu chung cư, nhà cao tầng, trước tiên cần đảm bảo chú trọng đến hệ thống cấp nước. Hệ thống cấp nước nhà cao tầng được chia thành 2 phần cơ bản, bao gồm hệ thống cấp nước trực tiếp và hệ thống cấp nước gián tiếp:

Hệ thống cấp nước (Nguồn: Sưu tầm)
  • Hệ thống cấp nước trực tiếp: Hệ thống này lấy nước sạch từ những hệ thống ống nước công cộng, thông qua áp suất thủy lực phía trong đường ống chính và dẫn nước trực tiếp đến đường ống của tòa nhà.
  • Hệ thống cấp nước gián tiếp: Hệ thống này được gắn kèm thêm một máy bơm nước, với nhiệm vụ bơm nước sạch vào bể trên mái nhà. Sau đó, nguồn nước sẽ được dẫn đi bằng bằng mạng lưới đường ống phụ.

Cần trang bị đủ các thiết bị như máy bơm nước, bể chứa, thiết bị phao tự ngắt, đường ống dọc và các đường ống phụ để phục vụ cho hệ thống cấp nước nhà cao tầng hoạt động tốt.

>>>> XEM THÊM: Ống PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất

2.2. Hệ thống thoát nước mưa

Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng cũng cần được lưu ý thiết kế hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống này đảm bảo lượng nước mưa được thoát ra triệt để, tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước chính sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cư dân cũng như bảo vệ kết cấu của công trình khỏi những tác động như nước mưa tù ·đọng, gây mái nhà thấm dột, ẩm mốc.

Hệ thống thoát nước mưa (Nguồn: Sưu tầm)

 

Hệ thống thoát nước mưa thường cấu tạo bao gồm máng dẫn nước, phễu thu, lưới chắn, ống đứng thoát nước và rãnh thoát nước mưa:

  • Máng dẫn: Thường được bố trí trên mái nhà, đóng vai trò là nơi tập trung để nước mưa chảy xuống.
  • Lưới chắn: Đây là dụng cụ đóng vai trò như một màng lọc, chắn các tạp chất, rác thải, cặn bã không rơi vào để đảm bảo ống không bị tắc. Thêm vào đó, lưới chắn còn giúp khống chế cường độ lượng nước chảy vào ống, giúp giảm tình trạng lưu lượng lớn chảy quá lớn gây tình trạng vỡ ống.
  • Phễu thu: Bộ phần này nối giữa lưới chắn và ống đứng, giúp lượng nước chảy vào nhẹ nhàng hơn.

2.3. Hệ thống thoát nước thải

Hệ thống thoát nước thải là bộ phận không thể thiếu khi thiết kế sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng. Những lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được gom lại, sau đó qua phễu thu sàn, đi bằng đường ống thoát nước thải tới bể tự hoại rồi thải ra ngoài. 

Hệ thống thoát nước thải (Nguồn: Sưu tầm)

Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước thải nhà cao tầng phải đảm bảo bao gồm:

  • Tính toán hình dạng, quy mô và vị trí đặt bể tự hoại.
  • Cấu tạo chi tiết bể tự hoại, đường ống dẫn nước, thoát nước.
  • Thiết kế đường đi từ đường ống đến bể tự hoại. 
  • Tính toán chi tiết về độ dốc và độ lớn trong hệ thống thoát nước chung cư.

>>>> TÌM HIẺU THÊM: Ống HDPE cấp thoát nước | Bảng giá ống nhựa HDPE mới nhất

3. Các bước thực hiện hóa sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng

Việc nắm rõ các thức thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng hoàn chỉnh, chính xác và tiết kiệm thời gian. Sau đây là các bước cơ bản trong việc thực hiện việc thiết kế, thi công bản vẽ cấp thoát nước nhà cao tầng.

3.1. Hoàn thiện sơ đồ cấp thoát nước

Trước khi bắt tay vào vẽ sơ đồ cấp thoát nước chi tiết, chính xác, chủ đầu tư cần đầu tư một khoảng thời gian lớn để nghiên cứu, phân tích, khảo sát và từ đó phát thảo nên sơ đồ. Đây là giai đoạn quan trọng đóng vai trò nền tảng để xây dựng hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh, vì vậy không thể chủ quan hay làm tuỳ tiện.

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện sơ đồ cấp thoát nước cơ bản (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Triển khai mặt bằng thiết kế

Sau khi đã hoàn thành sơ đồ hệ thống cấp thoát nước, chủ đầu tư tiếp tục tính toán, phân tích mặt bằng thực tế để có thể triển khai bố trí các hạng mục của hệ thống. Cần tính toán sao cho đảm bảo các hạng mục được bố trí hợp lý, lưu thông nước tốt, tiết kiệm chi phí và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho công trình.

Triển khai mặt bằng để bố trí các hạng mục trong hệ thống cấp thoát nước (Nguồn: Sưu tầm)

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Các loại ống nước ngoài trời | Ưu điểm - Ứng dụng của ống

3.3. Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế

Sau khi triển khai mặt bằng thiết kế, bạn bắt tay vào công đoạn thiết kế chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Các chi tiết bao gồm bể tự hoại, phễu thu nước mưa, nước thải,… cần được phát thảo rõ ràng trên các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt để các kỹ sư và công nhân có thể dễ dàng nắm bắt và lắp đặt thi công.

Phác thảo chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế (Nguồn: Sưu tầm)

3.4. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước theo sơ đồ

Sau khi thi công phần thô của công trình, các kỹ sư sẽ tiến hành lắp đặt các vật liệu của hệ thống cấp thoát nước dựa theo sơ đồ đã được phát thảo. Cần chú ý thi công kỹ lưỡng, an toàn để hệ thống có thể hoạt động tối ưu nhất, ngoài ra còn giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng sau thời gian dài sử dụng.

Tiến hành lắp đặt hệ thống cấp thoát nước dựa trên sơ đồ (Nguồn: Sưu tầm)

Mong rằng qua bài viết trên, Dekko đã giúp bạn có đầy đủ thông tin cần thiết về sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng. Nếu gặp bất kỳ thắc mắc hay khó khăn trong quá trình thiết kế sơ đồ cấp thoát nước, hãy liên hệ đến Dekko để nhận được những sự tư vấn hữu.

Thông tin liên hệ: 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Chuyên mục khác