5 thiết kế sơ đồ đường nước trong nhà [Cập nhật mới nhất 2024]

12/04/2023

Việc chuẩn bị, thiết kế kế sơ đồ đường nước trong nhà kỹ lưỡng và chi tiết sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình thi công và lắp đặt, đồng thời giúp tối ưu chi phí vật tư. Chính vì thế, hãy cùng Dekko tìm hiểu về sơ đồ lắp đặt đường nước trong nhà mới nhất trong bài viết dưới đây. 

1. Các tiêu chuẩn về cấp thoát nước trong nhà mới nhất

Khi muốn thiết kế sơ đồ đường nước trong nhà bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Trên sơ đồ đường ống nước trong nhà nên có thiết kế độ dốc lý tưởng của hệ thống thoát nước là 6.5mm - 30mm, độ dốc nhỏ hơn hoặc lớn hơn phạm vi này đều không hợp lý. 
  • Cần có hệ thống thông khí trên sơ đồ lắp đặt đường nước trong nhà để tránh trường hợp có mùi hôi khó chịu.
  • Vị trí đặt ống thông khí tốt nhất sẽ là nghiêng khoảng 45 độ.
  • Hệ thống ống thải cần được quan tâm nhất và phải đảm bảo khả năng thoát nước khi hệ thống cấp thoát nước xảy ra vấn đề.
  • Trong tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ đường nước trong nhà cần có vị trí của các cửa thăm. Khoảng cách quy định giữa các cửa ít nhất là 35 - 40cm, ống dưới sàn để ngang 75cm, đứng 45cm. 
  • Tiêu chuẩn cho khoảng trống không khí ít nhất là 25mm. Khoảng cách này sẽ tránh việc chất thải bị hút ngược trở lại hệ thống nước. 
  • Không gian xung quanh các thiết bị như chậu rửa hay bồn cầu cần bố trí phù hợp để người trưởng thành có thể sử dụng thoải mái. 

Sơ đồ đường nước trong nhà cần đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định (Nguồn: sưu tầm)

>>>> THAM KHẢO THÊM: Ống uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng

2. Các bản vẽ sơ đồ đường nước trong nhà 

Sau khi đã hiểu được các tiêu chuẩn của một hệ thống sơ đồ đường nước trong nhà bạn cần tiến hành thiết kế sơ đồ một cách tỉ mỉ, chi tiết và chính xác. Bởi vì sơ đồ đường ống nước trong nhà sẽ quyết định đến khả năng vận hành của toàn bộ hệ thống cấp thoát nước. Nếu sơ đồ có sự sai lệch sẽ dẫn tới những hệ quả khó khắc phục. 

Theo các thiết kế thông thường, sơ đồ đường nước trong nhà sẽ bao gồm hai hệ thống chính:

  • Hệ thống cấp nước trong nhà: Đưa nước từ nguồn chính vào trong nhà, đến các thiết bị để đi vào sử dụng. Hệ thống cấp nước thường được gắn với đồng hồ đo nước để xác định khối lượng nước dùng trong một tháng.
  • Hệ thống thoát nước trong nhà: Dẫn nước thải từ nhà ra bên ngoài sau khi sử dụng. Hệ thống này có thể dẫn nước thải trực tiếp đến các ống cống, hệ thống thoát chung hoặc gắn với các hệ thống tưới tiêu, vệ sinh,...
Hệ thống gồm hai thành phần chính cấp nước và thoát nước (Nguồn: sưu tầm)

Mặc dù hầu hết các sơ đồ đường nước trong nhà đều gồm hai thành phần chính nêu trên, nhưng đối với từng kiểu công trình, sơ đồ lắp đặt đường nước trong nhà lại có sự khác biệt. Dưới đây là một vài kiểu sơ đồ đường nước trong nhà phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

2.1 Bản vẽ sơ đồ đường ống nước trong nhà dân dụng, nhà phố

Sơ đồ bố trí đường dẫn nước chéo điển hình (Nguồn: sưu tầm) 

Trong sơ đồ đường nước trong nhà thiết kế cho nhà phố, nhà dân dụng, thông số kích thước của các loại đường ống đều ở mức tối thiểu. Chiều dài 1m5 là chiều dài tối đa của một van cố định. Ngoài ra, ống thông khí, ống cống cũng được xác định rất rõ ràng.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ống PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất

2.2 Bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước nhà cao tầng

Sơ đồ đường nước cho hệ thống nước nhà cao tầng (Nguồn: sưu tầm)

Sơ đồ đường nước trong nhà cho các thiết kế nhà cao tầng thường tập trung vào việc thể hiện sự liên kết hợp lý, khoa học giữa hệ thống cấp thoát nước của các tầng, tầng hầm và tầng trên mặt đất. Kích thước các đường ống cũng là thông số tối thiểu được cho phép.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước nhà cao tầng: Vai trò, đặc điểm

2.3 Bản vẽ sơ đồ đường nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh

Sơ đồ đường ống nhà vệ sinh tương đối nhiều thành phần

(Nguồn: sưu tầm)

Sơ đồ lắp đặt đường nước trong nhà vệ sinh thể hiện vị trí của đường nước chính vào nhà, trực tiếp dẫn nước đến các thiết bị như bồn tắm, bồn cầu, lavabo, máy giặt,...Vị trí các đường ống dẫn phải được bố trí khoa học để đảm bảo tốc độ và sự ổn định của dòng chảy.

>>>> XEM NGAY: Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh & Nguyên tắc thiết kế 

2.4 Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước thải, thoát khí

Hệ thống thoát nước thải và thoát khí rất quan trọng (Nguồn: sưu tầm)

Đây là phần rất quan trọng trong việc thiết kế sơ đồ đường nước trong nhà. Hầu hết các đường thoát nước thải sẽ được dẫn trực tiếp ra ống thải chung của khu phố. Còn hệ thống ống thông khí được thiết kế hiệu quả để tránh tình trạng mùi hôi ngược trở lại nhà. Đồng thời nó còn có tác dụng đảm bảo áp suất giúp tránh tình trạng nghẹt đường ống. 

>>>> XEM THÊM: Cách đi đường nước trong nhà đúng kỹ thuật | Lưu ý khi lắp đặt

2.5 Bản vẽ sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng

Bản vẽ sơ đồ hệ thống nước tái sử dụng

Hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng trong sơ đồ đường nước trong nhà thường có ba phần: đường ống xả thải, đường ống đã tái chế và đường dẫn nước tận dụng đến vị trí cần sử dụng.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Cách đi ống nước cho bồn tắm chi tiết chuẩn kỹ thuật tại nhà

3. Hướng dẫn cách đi đường nước trong nhà tối ưu

Hệ thống đường nước trong nhà được xem là khá phức tạp trong các sơ đồ đường nước trong nhà, đặc biệt là cách lắp đặt hệ thống nước nóng lạnh. Sau khi đã có trong tay sơ đồ đường nước trong nhà tối ưu và đạt chuẩn, bạn có thể thực hiện các nước dưới đây để lắp đặt đường nước cho gia đình mình.

Bước 1: Chuẩn bị các loại ống cần thiết theo kích cỡ tiêu chuẩn

  • Ống cấp nước: Ống chính ≥20mm, ống phụ ≥13mm.
  • Ống thoát nước: Ống chính >102mm; bồn tắm, chậu rửa, máy giặt, thoát sàn nhà tắm >38mm; thoát ngang của sàn >78mm; bồn vệ sinh >78mm.
  • Ống thông khí: Ống chính >78mm, ống phụ >38mm.

Bước 2: Dựa trên sơ đồ đường nước trong nhà đã vẽ xác định vị trí các đường ống và thiết bị. Tiến hành lắp đặt vít nở an toàn cho toàn bộ hệ thống nước trong nhà. 

Bước 3: Đặt van an toàn vào ống nước lạnh đến bình đã được đánh dấu. 

Bước 4: Sử dụng một đoạn ống mềm để nối ống ống cấp nước vào bình nóng lạnh. 

Bước 5: Nối ống nước nóng đến tới ống thoát của bình tại vị trí đánh dấu. Nên dùng ống có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. 

Bước 6: Kết thúc bằng cách nối đường ống nước xả với lỗ xả nước ra khỏi bình (nguồn cấp nước). 

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn về các loại sơ đồ đường nước trong nhà. Đồng thời các bạn cũng đã hiểu thêm về tiêu chuẩn và cách lắp đặt sơ đồ đường ống nước trong nhà. Nếu đang có nhu cầu mua các loại ống để làm hệ thống đường nước trong nhà, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Thông tin liên hệ: 

>>>> THAM KHẢO THÊM:

Chuyên mục khác