Hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện trong nhà đúng chuẩn

21/03/2023

Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện trong nhà hiện nay, người ta thường thực hiện chủ yếu 2 kỹ thuật là đi dây điện ngầm (đi dây điện âm tường) và đi dây điện nổi. Mặc dù cả hai phương pháp này đều sử dụng cách nối dây dẫn giống nhau nhưng do hình thức lắp đặt khác nhau nên chúng cũng có những yếu tố khác biệt. Trong bài viết này cùng Dekko tìm hiểu chi tiết về từng kỹ thuật, nguyên tắc cũng như các lưu ý khi lắp hệ thống điện trong nhà ngay nhé!

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ống luồn dây điện chính hãng, chất lượng hiện nay

1. Các kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện trong nhà hiện nay

Hầu hết các gia đình hiện nay đều áp dụng một trong hai phương thức lắp đặt hệ thống điện trong nhà phổ biến nhất đó là đi dây điện nổi và đi dây chìm. Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà chi tiết với 2 kỹ thuật đi âm tường và đi dây nổi. Cùng tìm hiểu ngay.

1.1 Kỹ thuật đi dây điện âm tường

Đi dây điện âm tường là kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà sử dụng những đường ống dẫn điện hoặc chôn dây điện trực tiếp trong tường hoặc dưới mặt đất. Phương pháp này được áp dụng khi đang trong quá trình xây nhà và cần tính toán phần dây điện dự trữ để phòng khi có nhu cầu di chuyển thiết bị thêm khoảng cách thì không cần phải nối thêm dây. 

Ưu điểm của hệ thống đi dây điện chìm

  • Giúp tiết kiệm được diện tích không gian và đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.

Nhược điểm của hệ thống đi dây điện chìm

  • Trước khi thiết kế cần chuẩn bị kỹ lưỡng sơ đồ lắp đặt và bản vẽ thiết kế dây điện.
  • Khi gặp phải sự cố, người dùng thường rất khó khăn trong việc sửa chữa và khắc phục.
  • Tốn chi phí lắp đặt cao. 

Do một số hạn chế trên nên khi lắp hệ thống điện trong nhà bằng kỹ thuật đi dây điện chìm, bạn cần chọn những loại ống bảo vệ (thường là ống luồn dây điện) hay các nguyên liệu khác có khả năng chống cháy nổ, chịu nhiệt tốt. Từ đó, tăng khả năng kéo dài tuổi thọ của hệ thống đường dây dẫn bên trong, tránh các sự cố về điện khiến cho việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn hơn. 

Việc đi dây điện ngầm sẽ giúp tiết kiệm không gian cho ngôi nhà (Nguồn: sưu tầm)
Việc đi dây điện ngầm sẽ giúp tiết kiệm không gian cho ngôi nhà (Nguồn: sưu tầm)

>>>> XEM THÊM: Cách luồn dây điện âm tường đơn giản, an toàn, đúng kỹ thuật

1.2 Kỹ thuật đi dây điện nổi trong nhà

Đi dây điện nổi là kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà sử dụng dây dẫn ở các đường ống được ốp lên trần nhà hoặc tường nhà. Hệ thống điện sẽ được dẫn trực tiếp từ mạch điện ngoài và phân chia đến các thiết bị điện ở các phòng. So với phương thức đi dây điện ngầm trong hệ thống điện trong nhà thì hình thức đi dây điện nổi ít phổ biến hơn. 

Ưu điểm của phương thức đi dây điện nổi

  • Khi có nhu cầu thêm hoặc bớt đường dây điện thì có thể dễ dàng thay đổi theo ý muốn.
  • Tiết kiệm chi phí lắp đặt.
  • Không cần chuẩn bị bản thiết kế đường dây điện trước khi lắp đặt.
  • Khi xảy ra các sự cố thì có thể sửa chữa dễ dàng và thuận tiện.

Nhược điểm của phương thức đi dây điện nổi

  • Không đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Khi dây điện bị chập dễ gây ra tình trạng cháy nổ trong nhà.
  • Không gian sống bị rối mắt, gây cảm giác không thoải mái.
Phương pháp đi dây điện nổi giúp tiết kiệm được chi phí (Nguồn: sưu tầm)
Phương pháp đi dây điện nổi giúp tiết kiệm được chi phí (Nguồn: sưu tầm)

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Có nên đi dây điện trong ống gen? Kinh nghiệm và lưu ý

2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đi dây điện trong nhà

Hệ thống điện có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối điện năng cho các thiết bị điện cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Do đó ngay từ khi thiết kế và lắp đặt hệ thống điện trong nhà, mỗi gia đình phải cân nhắc lựa chọn hình thức đi dây điện để có thể đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm điện năng cho ngôi nhà của mình.

Khi thực hiện bất kỳ phương pháp đi dây điện nào, bạn cũng cần chú ý đến yếu tố an toàn. Trong quá trình tiến hành kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà, không nên đấu tắt trong tường hoặc ống ghen. Điều này có thể kiến đường dây điện dễ bị oxy hóa vào những ngày có mưa và gây nên tình trạng chập điện, cháy nổ. 

Lắp đặt hệ thống điện phù hợp sẽ đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà (Nguồn: sưu tầm)
Lắp đặt hệ thống điện phù hợp sẽ đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà (Nguồn: sưu tầm)

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích của mỗi gia đình, bạn có thể chọn lựa cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà phù hợp. Việc lựa chọn đúng phương thức sẽ đảm bảo yếu tố về an toàn, thẩm mỹ, điện năng và giúp các thiết bị điện trong nhà được hoạt động với hiệu suất tốt nhất.

3. Nguyên tắc lắp đặt hệ thống điện trong nhà

Vì hệ thống điện có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của gia đình và khu vực xung quanh. Do đó cần phải lựa chọn cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà phù hợp và đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Dưới đây là một số quy tắc bạn cần lưu ý về kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà:

  • Trong trường hợp lắp dây cáp xuyên qua tường, trần nhà hay móng nhà thì dây cáp nên được bố trí đặt trong ống. 
  • Hệ thống dây dẫn điện phải độc lập giữa cơ và điện đối với những hệ thống điện áp khác nhau.
  • Vì hơi nước có thể tích tụ phía trong luồng dây nên không nên đặt đường ống luồn dây điện song song với ống nước.
  • Cần đảm bảo độ dốc khi đặt ống ở những khu vực ẩm ướt để hạn chế tình trạng nước thoát ra ngoài, đồng thời không nên để nước bị thấm hay ứ đọng lại trong ống.
  • Thường xuyên kiểm tra cách điện của đường dây định kỳ để kịp thời phát hiện những vị trí hư hỏng cần sửa chữa.
  • Dây dẫn có 2 ruột xoắn nhau chỉ nên dùng cho những phòng bình thường.
  • Tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm của môi trường để chọn dây dẫn và phương pháp lắp đặt phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc về yếu tố thẩm mỹ để lắp đặt dây đi chìm hoặc dây đi nổi tương ứng.
  • Nên lắp đặt công tắc, aptomat ở phía ngoài và sử dụng loại kín nước. Sử dụng dây dẫn, dây cáp có ruột đồng và đi dây ngầm khi dùng trong những môi trường dễ xảy ra cháy nổ, ăn mòn kim loại.
Nên lắp đặt hệ thống điện
Hãy lắp công tắc và aptomat ở phía ngoài và sử dụng loại kín để đảm bảo an toàn khi sử dụng
  • Không nên lắp đặt dây cách điện mà không có vỏ bảo vệ ở phía trên trần bằng cót hay vật liệu dễ cháy nổ. Lúc này, dây điện cần phải được đặt trong ống thép.
  • Tuyệt đối không nên đi dây dẫn trên mái nhà.
  • Không rẽ nhánh hoặc nối dài dây dẫn trong ống luồn.
  • Đường dây dẫn nên lắp trên sứ cách điện hoặc puli loại lớn đối với môi trường có nhiều bụi bặm. 
  • Khi đặt dây dẫn vắt ngang đường ống nước thì khoảng cách không được nhỏ hơn 0.5m.
  • Khoảng cách giữa hai dây khi lắp trên giá đỡ cáp phải từ 0.7 - 1m.
  • Khoảng cách giữa các điểm cố định dây cáp là 2m đối với cáp đặt đứng và 1m đối với cáp đặt ngang.
  • Chỉ được phép sử dụng dây thép mang tải bằng ¼ ứng lực làm đứt dây thép khi sử dụng dây thép để treo cáp.
  • Khoảng cách ổ cắm và nền nhà ít nhất cao từ 1,8m để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
  • Khoảng cách giữa cáp, vật đỡ dây dẫn và ống kim loại mềm phải từ 0.5 - 0,7m.
Tuân thủ quy tắc khi lắp điện hệ thống điện giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng (Nguồn: sưu tầm)
Tuân thủ quy tắc khi lắp điện hệ thống điện giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng (Nguồn: sưu tầm)

>>>> XEM THÊM: Hướng dẫn đi dây điện nổi đẹp, Nguyên tắc & Lưu ý lắp đặt

4. Một số lưu ý về cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà

Khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà, bạn cần chú ý cách lắp đặt sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý trong cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà mà bạn cần chú ý:

  • Sử dụng các loại dây dẫn điện có chất lượng tốt.
  • Cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng công suất tiêu thụ điện trong nhà để lựa chọn dây dẫn phù hợp.
  • Sử dụng aptomat trong lắp đặt hệ thống điện, một cái cho mỗi tầng, một cái cho mỗi phòng và một cái chung cho cả nhà.
  • Không nên lắp đặt dây điện tùy tiện nếu không có kiến thức.
  • Sử dụng phích cắm giả hoặc lắp bảo vệ cho ổ điện.
  • Không nên đi chung dây cáp tivi, cáp mạng với đường dây điện.
  • Sau khi lắp cầu dao tự động (MCB) cho gia đình thì cần lắp thêm cầu dao điện chống rò (ELCB). 
Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt hệ thống điện (Nguồn: sưu tầm)
Lựa chọn dây dẫn và lắp đặt hệ thống điện cẩn thận để đảm bảo an toàn (Nguồn: sưu tầm)

Trong bài viết này, Dekko đã hướng dẫn các bạn cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà cũng như một số lưu ý, quy tắc trong quá trình thực hiện . Hy vọng thông qua những thông tin trên, bạn sẽ tìm được phương pháp lắp điện phù hợp cho gia đình của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn có thể để lại bình luận để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ: 

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Chuyên mục khác