Hướng dẫn tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt tối ưu

05/02/2025

Việc tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt chính xác là yếu tố quyết định đến hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống. Hệ thống tưới nhỏ giọt không chỉ tiết kiệm nước mà còn giúp cây trồng phát triển hiệu quả hơn. Trong bài viết này, DEKKO sẽ hướng dẫn bạn các bước tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt để tối ưu hóa hiệu quả tưới tiêu cho khu vườn của mình!

1. Nắm được cấu tạo của một hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn chỉnh 

Trước khi tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt, người trồng cây cần hiểu được mô hình cấu tạo của hệ thống. Một hệ thống tưới nhỏ giọt tiêu chuẩn thường bao gồm các bộ phận chính như: Ống dẫn nước, máy bơm, béc tưới nhỏ giọt, timer hẹn giờ tự động cho hệ thống, thiết bị lọc nước, co ống nối,...

Mỗi bộ phận trong hệ thống tưới nhỏ giọt lại đảm nhận một vai trò riêng biệt: 

  • Timer hẹn giờ: Tự động bật/tắt theo thời gian đã cài đặt sẵn. 
  • Máy bơm: Tăng áp suất nước cho hệ thống tưới nhỏ giọt. 
  • Béc tưới nhỏ giọt: Vận chuyển nước tới tận gốc cây, lượng nước nhỏ giọt phụ thuộc vào nhu cầu nước cần thiết của từng loại cây. 
Hiểu rõ cấu tạo này sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế và vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả
Hiểu rõ cấu tạo này sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế và vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

2. Xác định diện tích trồng cây và số lượng cây trồng

Việc xác định loại cây trồng và diện tích đất trồng là bước quan trọng, giúp bạn có cơ sở tính toán lượng nước cần cung cấp, lựa chọn máy bơm, đường ống, vòi tưới và thiết lập hệ thống lưu trữ nước phù hợp. Ngoài ra, tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt cần thu thập thêm thông tin về loại đất, mật độ cây trồng, nhu cầu nước của từng cây, cũng như các yếu tố liên quan như độ pH, độ mặn, và độ đục của nguồn nước để đảm bảo xử lý nước hiệu quả.

Ví dụ: Với một khu đất rộng 1 hecta (10.000m²) dùng để trồng thanh long, khoảng cách giữa các gốc cây là 3m x 3m, tương ứng với diện tích 9m² cho mỗi cây. Như vậy, số lượng gốc cây trồng được trên 10.000m² là khoảng 1.100 gốc. 

Ao chứa nước có dung tích 500m³, trong khi mỗi gốc thanh long cần 24 lít nước mỗi lần tưới, với chu kỳ 6 ngày tưới một lần, mỗi lần kéo dài 3 giờ. Đặc điểm nguồn nước có pH=3, đất trồng thuộc loại xốp, với tầng hữu cơ dày khoảng 0,4m. 

>>>> THAM KHẢO NGAY:

3. Tính toán lưu lượng bơm

Để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây Thanh Long, ta biết mỗi gốc cần khoảng 24 lít nước mỗi lần tưới. Với số lượng 1.100 gốc, tổng lượng nước cần cung cấp sẽ là:  24 lít x 1.100 gốc = khoảng 27 m³.

Nếu thời gian tưới là 3 giờ, lượng nước cần cung cấp trong 1 giờ sẽ là: 27 m³ ÷ 3 = 9 m³/h.

Tuy nhiên, khi tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt, do hệ thống đường ống dẫn nước qua nhiều địa hình và ống lọc, sẽ có tổn thất nước lớn trong quá trình vận chuyển, thường dao động từ 30% đến 40%. Vì vậy, khi chọn máy bơm, cần tính thêm lượng tổn thất này.

Công thức lưu lượng bơm được xác định như sau: 

Qmax = X m³/h + 40% X m³/h.

Ví dụ: Với lưu lượng tính toán ở trên là 9 m³/h, ta cần chọn bơm có: 

Qmax = 9 m³/h + 3,6 m³/h = 12,6 m³/h ~ 13 m³/h.

Do trên thị trường không phải lúc nào cũng có bơm đúng với lưu lượng tính toán, người tiêu dùng nên chọn bơm có công suất lớn hơn một chút. Lưu ý kiểm tra thông tin lưu lượng Qmax được ghi trên nhãn động cơ để đảm bảo lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tế.

3.1 Tính toán lưu lượng đầu tưới nhỏ giọt

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đầu tưới hoặc béc tưới nhỏ giọt với các mức lưu lượng khác nhau, phổ biến như 2 lít, 4 lít, 8 lít, 16 lít, 30 lít mỗi giờ,... Đặc biệt, còn có những loại đầu tưới cho phép điều chỉnh lưu lượng linh hoạt, rất tiện lợi và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bà con.

Đối với cây thanh long, nhu cầu nước mỗi lần tưới là 24 lít/gốc, thời gian tưới kéo dài 3 giờ. Vì vậy, lưu lượng béc tưới nhỏ giọt cần đáp ứng được là 24 lít ÷ 3 giờ = 8 lít/giờ. Từ đó, có thể lựa chọn sử dụng 1.100 béc tưới nhỏ giọt loại 8 lít hoặc 2.200 béc tưới loại 4 lít (mỗi gốc dùng 2 béc tưới) để đảm bảo hiệu quả tưới tiêu.

Đầu tưới nhỏ giọt cần có lưu lượng phù hợp với giống cây trồng bạn nuôi
Đầu tưới nhỏ giọt cần có lưu lượng phù hợp với giống cây trồng bạn nuôitưới nhỏ giọt cần có lưu lượng phù hợp với giống cây trồng bạn nuôi

3.2 Lựa chọn ống tưới nhỏ giọt

Hiện nay, có nhiều thương hiệu sản xuất và cung cấp các thiết bị ống tưới nhỏ giọt, nhưng để đảm bảo chất lượng, bạn nên ưu tiên các đơn vị sản xuất uy tín. Nếu bạn đang băn khoăn và chưa biết nên lựa chọn đơn vị cung cấp ống tưới nhỏ giọt nào uy tín thì DEKKO là sự lựa chọn hàng đầu. DEKKO tự hào khi được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm nhờ vào những điểm mạnh sau:

  • Được nhận hàng loạt giải thưởng uy tín như: Thương hiệu quốc gia, Hàng Việt Nam chất lượng cao, cúp vàng thương hiệu nổi tiếng ASEAN, cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng, huy chương vàng triển lãm quốc tế Vietbuild, Top 500 doanh nghiệp phát triển bền vững…
  • Ống tưới nhỏ giọt DEKKO được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều đối tác lớn tin cậy trong nhiều năm qua.
  • Chế độ bảo hành dài hạn, đem lại sự an tâm cho người tiêu dùng.
Mua ống tưới nhỏ giọt chất lượng tại DEKKO
Mua ống tưới nhỏ giọt chất lượng tại DEKKO 

3.3 Thiết kế ống lọc thô/tinh

Trong quá trình tưới cây, nước thường chứa nhiều tạp chất hữu cơ như cặn bã, đất, và cát. Những tạp chất này dễ đóng cặn, gây tắc nghẽn và hỏng hóc vòi tưới. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống lọc nước là vô cùng cần thiết. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể tham khảo hướng dẫn tự chế ống lọc dưới đây:

Tự chế ống lọc thô: Ống lọc thô giúp loại bỏ các tạp chất lớn, kích thước từ 1-2mm (tương đương 1-2 li). Ống có thể sử dụng lưới mùng bằng nilon để bọc quanh van chặn nước. 

  • Chuẩn bị một ống nhựa đường kính Ø≥200
  • Sau đó dùng khoan hoặc mỏ hàn điện tạo các lỗ Ø10-20mm đều trên thân ống. 
  • Lưới mùng được bọc kín quanh ống nhựa để lọc rác và chất hữu cơ to.
  • Định kỳ 1-2 tháng, cần tháo lưới ra giặt hoặc thay mới để đảm bảo hiệu quả lọc.
Sơ đồ chi tiết ống lọc thô

Sơ đồ chi tiết ống lọc thô

Tự chế ống lọc tinh: Ống lọc tinh được lắp đặt sau bơm, có nhiệm vụ lọc các hạt hữu cơ nhỏ hơn ½ li, giúp ngăn tắc nghẽn vòi và đóng cặn trong đường ống tưới.

Cấu tạo của ống lọc tinh bao gồm:

  1. Rắc Co: Kết nối các bộ phận trong hệ thống.
  2. Nối răng trong và răng ngoài: Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh lõi lọc trong quá trình vận hành.
  3. Lõi lọc: Sử dụng ống lọc cát từ giếng khoan để loại bỏ tạp chất nhỏ.
  4. Ống chứa nước đã lọc: Đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho hệ thống tưới.
Sơ đồ ống lọc tinh
Sơ đồ ống lọc tinh

3.4 Lựa chọn bộ châm phân (thùng chứa phân)

Tùy thuộc vào diện tích cần tưới, thể tích thùng chứa phân có thể lên đến 5000 lít, tuy nhiên, để tiết kiệm và hiệu quả,  bạn nên chọn các dung tích từ 500 lít đến 2000 lít. Phân được sử dụng là dạng nước và sẽ được hòa trộn vào nước tưới thông qua nguyên lý Venturi. Nếu sử dụng phân NPK dạng bao bì bán sẵn, cần ngâm và lọc kỹ trong vài ngày để loại bỏ các chất kết dính (thường là cao lanh), vì chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống của hệ thống tưới.

Bộ châm phân bao gồm các bộ phận sau:

  • Van đóng ống chính
  • Van ống Venturi
  • Van thùng chứa phân
Ống châm phân có chiều dài từ 250mm đến 300mm, được nối với thùng phân qua ống có đường kính nhỏ
Ống châm phân có chiều dài từ 250mm đến 300mm, được nối với thùng phân qua ống có đường kính nhỏ 

Việc tính toán hệ thống tưới nhỏ giọt là bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả tưới tiêu cho cây trồng, tiết kiệm nước và chi phí. Với những kiến thức và công thức đã được chia sẻ trong bài viết, bạn có thể áp dụng vào thực tế để xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với DEKKO để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lô 2-4-5 Khu CN Nam Thăng Long, P. Thụy Phương, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: (024) 3752 2640
  • Hotline: 19001998
  • Email: info@dekko.com.vn

>>>> CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chuyên mục khác