12+ cách vệ sinh đường ống nước trong nhà hiệu quả nhất

13/04/2023

Nếu nguồn nước nhà bạn hay bị chảy chậm, tắc nghẽn và bạn đang tìm cách vệ sinh đường ống nước trong nhà an toàn, dễ thực hiện. Bài viết này sẽ mách bạn 12 cách làm sạch đường ống nước trong nhà dễ dàng và hiệu quả. Cùng DEKKO tìm hiểu ngay nhé!

1. Vì sao cần làm sạch đường ống nước trong nhà?

Trong quá trình sử dụng, đường ống nước nhà bạn sẽ bị bẩn, làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Bởi vậy, trước khi tìm cách vệ sinh đường ống nước trong nhà, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.

1.1 Chất lượng nguồn nước không tốt

Chất lượng nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đường ống nước. Thông thường, nguồn nước từ nhà máy nước sạch sẽ chứa nhiều Canxi Cacbonat (CaCO3), còn được gọi là nước cứng. CaCO3 gây kết tủa và bám dính vào thành ống, lâu ngày tích tụ lại khiến đường ống nước bị đóng cặn và gây ra tình trạng tắc nghẽn đường ống.

Trường hợp sử dụng nước giếng khoan cũng gặp phải tình trạng nước bị nhiễm phèn. Nguồn nước bị nhiễm phèn thường có màu vàng sậm, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm các đường ống bị hư hỏng nặng.

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn (Nguồn: Sưu tầm)
Nước giếng khoan bị nhiễm phèn (Nguồn: Sưu tầm)

1.2 Chất lượng đường ống nước kém

Chất lượng đường ống không tốt cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến đường ống nước bị tắc nghẽn, hư hỏng. Với các đường ống được làm từ hợp kim của sắt, trong môi trường ẩm ướt hoặc nguồn nước có độ pH ở mức cao/thấp sẽ làm đường ống bị oxy hóa và hình thành các hợp chất oxit sắt. Các hợp chất này sẽ nhanh chóng kết tủa và bám chặt vào đường ống gây ra tình trạng rỉ sét.

Sử dụng ống nước làm từ hợp kim của sắt gây tình trạng rỉ sét (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng ống nước làm từ hợp kim của sắt gây tình trạng rỉ sét (Nguồn: Sưu tầm)

Trong trường hợp bạn sử dụng đường ống nước có chất lượng kém, trong quá trình sử dụng, các chất có hại sẽ hòa vào nguồn nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, các chất có hại này cũng sẽ bám vào thành ống, khiến đường ống bị tắc nghẽn, đóng cặn.

1.3 Các chất hữu cơ khó phân hủy đóng lại thành cặn bẩn

Trường hợp này thường xuất hiện tại các đường ống thoát nước. Khi các chất thải như hợp chất hữu cơ hoặc rong rêu bám vào đường ống nước sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn. Hơn nữa chất thải đọng lại đường ống nước lâu ngày sẽ xuất hiện mùi khó chịu, do đó bạn phải nhanh chóng tìm cách vệ sinh đường ống nước trong nhà để loại bỏ những cặn bẩn này.

1.4 Một số nguyên nhân khách quan khác

Đường ống nước có thể bị tắc nghẽn, hư hỏng bằng một số nguyên nhân khách quan khác như: Động đất, sụt lún, lũ lụt,… Ngoài ra, một nguyên nhân chủ quan trong quá trình sử dụng là không đậy nắp miệng cống, ống thoát nước cẩn thận. Do đó, cát, bụi, côn trùng (kiến, gián, muỗi, chuột,…) xâm nhập vào ống nước sinh sôi hoặc chết trong đó làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nước và gây tắc nghẽn, hỏng đường ống.

Công nhân sửa lại đường ống nước sau thiên tai (Nguồn: Sưu tầm)
Công nhân sửa lại đường ống nước sau thiên tai (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân làm bẩn, hư hỏng đường ống nước. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên các gia đình thường không chú ý vệ sinh đường ống nước thường xuyên. Việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và nhanh chóng hủy hoại đường ống nước.

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trong gia đình: Khi đường ống nước có chất bẩn (chứa các hợp chất kim loại, vi trùng, vi khuẩn,…), đóng cặn trên thành ống nước và hòa vào nguồn nước gây mất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 
Sử dụng nguồn nước không sạch gây ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng nguồn nước không sạch gây ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
  • Ảnh hưởng đến tuổi thọ của ống và các thiết bị sử dụng nước: Các chất cặn bẩn đọng lại trong ống thoát nước lâu ngày sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, đến một thời điểm nào đó sẽ làm tắc hoàn toàn hoặc tạo ra áp lực khiến ống nước bị vỡ. Ngoài ra, nếu dùng ống nước làm bằng kim loại mà bạn không kiểm tra và làm sạch ống định kỳ sẽ khiến quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn.
Ống nước bị oxy hóa do không kiểm tra, làm sạch định kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Ống nước bị oxy hóa do không kiểm tra, làm sạch định kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe gia đình và bảo vệ đường ống, các thiết bị sinh hoạt thì bạn cần tìm cách làm sạch đường ống nước sinh hoạt định kỳ. Vậy bao lâu thì nên vệ sinh đường ống nước trong nhà một lần, hoặc khi nào cần vệ sinh đường ống nước trong nhà, cùng DEKKO tìm hiểu ngay sau đây.

>>>> ĐỌC NGAY: Ống uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng

2.Khi nào cần vệ sinh đường ống nước?

Như các bạn đã biết, hệ thống đường ống nước là một sự kết nối liền mạch từ bể chứa nước tới các thiết bị sử dụng nước. Bởi vậy, sau một thời gian sử dụng, khó tránh khỏi những rong rêu hoặc mảng bám xuất hiện trong đường ống. Tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng như chúng tôi đã đề cập ở phía trên. Do đó bạn cần tìm cách vệ sinh đường ống nước trong nhà để tránh tình trạng này.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia và khảo sát từ nhiều người tiêu dùng cho biết, thời gian thích hợp để vệ sinh đường ống nước sinh hoạt là từ 1 - 2 năm. Cũng có những trường hợp sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác.

Ống màu trắng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị rong rêu và chất bẩn bám vào (Nguồn: Sưu tầm)
Ống màu trắng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị rong rêu và chất bẩn bám vào (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách vệ sinh đường ống nước trong nhà ngay khi xuất hiện tình trạng nước thoát chậm, tắc nghẽn hoặc nguồn nước có màu, vẩn đục. Nguyên nhân là những dấu hiệu này cho thấy đường ống dẫn nước và thoát nước nhà bạn đang bị ảnh hưởng bởi những mảng bám và chất bẩn.

>>>> XEM THÊM: Ống PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất

3.Dấu hiệu nhận biết đường ống bị bẩn cần vệ sinh

Ngoài những dấu hiệu chúng tôi nêu ở trên, bạn có thể nhận biết đường ống nước nhà bạn bị bẩn, cần vệ sinh khi xuất hiện một trong những trường hợp sau:

  • Nước có màu đen hoặc vàng.
  • Khi nước có mùi tanh.
  • Khi bạn dùng nước tắm thấy dấu hiệu mẩn ngứa ngoài da, ngứa mắt. 
  • Nước chảy chậm, không đủ để sử dụng mặc dù bể chứa nước vẫn đầy.
  • Khi bạn kiểm tra bên trong đường ống thấy cặn đen, mảng nhầy bám vào.
  • Khi nấu ăn xuất hiện những váng trắng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
  • Xuất hiện cặn trắng canxi khi đun nước.
Nước chảy chậm là một dấu hiệu cho thấy đường ống nhà bạn đang bị tắc, nghẽn (Nguồn: Sưu tầm)
Nước chảy chậm là một dấu hiệu cho thấy đường ống nhà bạn đang bị tắc, nghẽn (Nguồn: Sưu tầm)

4.Cách vệ sinh đường ống nước trong nhà

Nếu sau quá trình bạn kiểm tra thấy đường ống nhà bạn có dấu hiệu bị tắc nghẽn nặng, bạn nên liên hệ các dịch vụ sửa chữa đường ống chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách vệ sinh đường ống nước trong nhà như sau:

4.1 Xả đáy đường ống nước để vệ sinh

Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Điều kiện để thực hiện phương pháp này là vị trí đặt bể chứa nước ở độ cao phù hợp (vị trí phù hợp nhất là tầng 4 hoặc tầng 5) - nhằm mục đích tận dụng tối đa áp lực nước. Sau đó, bạn thực hiện các bước như sau:

  • Khóa tất cả các van nước, sau đó bơm đầy nước vào bể chứa nước (bơm đầy nhất có thể).
  • Tiếp tục bơm vào bể chứa nước, đồng thời xả nước tối đa ở tầng trệt. Khi đó, dưới áp lực của dòng chảy, một phần cặn bám và chất bẩn bám trên thành ống sẽ được rửa trôi.
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 20 - 30 phút, đến khi thấy nước không còn cặn bẩn thì dừng.

Tuy nhiên, thực hiện theo phương pháp này có thể sẽ không cuốn trôi được hết cặn bám ra bên ngoài. Do đó, bạn nên kết hợp với một số phương pháp khác để tối đa hóa hiệu quả.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Vệ sinh ống thoát nước bồn rửa chén bằng 4 cách hiệu quả nhất

4.2 Kiểm tra xem đường ống có bị bám cặn và chất bẩn hay không

Bát đĩa và quần áo có thể bị bám bẩn nếu đường ống nước nhà bạn quá nhiều chất bẩn và rỉ sét. Trong trường hợp đó, bạn có thể làm theo cách vệ sinh đường ống nước trong nhà như sau:

  • Sử dụng xô lấy nước tại đầu ra của máy giặt, nước thoát và kiểm tra các vết rỉ sét.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa nặng cho máy giặt hoặc hóa chất làm sạch bát đĩa nhà bạn. Bởi vì, những hóa chất này sẽ phản ứng với nước cứng và gây ra những cặn bẩn rắn.
  • Nên sử dụng nước lọc hoặc đã qua xử lý để giặt quần áo và rửa bát đĩa.

4.3 Sử dụng hóa chất súc rửa đường ống nước

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dùng để súc rửa đường ống nước. Cách thực hiện rất đơn giản, trước tiên, bạn cần mua một gói sục rửa đường ống chất lượng và đổ vào đường ống nước theo hướng dẫn. Sau khoảng 15 - 20 phút đường ống nhà bạn đã được làm sạch.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp này là không nên sử dụng quá nhiều, vì nó sẽ bào mòn đường ống nước. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, bạn nên thực hiện phương pháp này vào cuối ngày, khi mà trong gia đình không có ai sử dụng nước trong khoảng thời gian đó.

4.4 Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Bạn có thể áp dụng cách vệ sinh đường ống nước trong gia đình này với cách xả đáy đường ống nước. Trước khi thực hiện, bạn nên đi găng tay thích hợp để tránh tiếp xúc với hóa chất và tiến hành như sau:

  • Đổ đầy nước vào bồn rửa, chỉ để lại một khoảng trống vừa đủ làm ngập chai hóa chất.
  • Chặn nước trần bằng nắp đậy hoặc giẻ giữ ẩm và cố định chai chắc chắn. Điều này sẽ cho phép nước từ từ hòa với hóa chất.
  • Giữ nguyên trong 10 phút cho dung dịch hòa với nước hoàn toàn. Hóa chất CLR là một loại hóa chất mài mòn, có thể cắt xuyên qua các lớp trầm tích cứng như rỉ sét và đá vôi.
  • Sau 10 phút, bạn mở tất cả van vòi với tốc độ tối đa để áp lực của nước cuốn trôi rỉ sét và chất bẩn.
Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp đánh bay chất bẩn dễ dàng (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp đánh bay chất bẩn dễ dàng (Nguồn: Sưu tầm)

4.5 Dùng máy thông tắc lò xo để làm sạch đường ống

Nếu trường hợp đường ống nhà bạn quá khó xử lý bằng những cách vệ sinh đường ống nước trong nhà thông thường thì bạn có thể dùng máy thông tắc lò xo. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho những đường ống có kích thước lớn và tuổi thọ của sản phẩm chưa cao, sức xoắn của lò xo rất lớn và có thể khiến đường ống bị nứt hoặc vỡ.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Vệ sinh ống thoát nước máy giặt | Nguyên nhân & cách làm sạch

4.6 Dùng bơm tăng áp để vệ sinh đường ống nước

Bạn nên kết hợp phương pháp này với cách làm sạch đường ống nước trong nhà xả đáy đường ống nước. Máy bơm tăng áp này giống với các máy bơm tăng áp ngoài tiệm rửa xe. Khi đã chuẩn bị xong, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Nối trực tiếp ống dẫn nước nguồn với máy bơm và đầu ra là đầu đường ống nước dẫn xuống các tầng (nghĩa là, lúc này máy bơm cao áp sẽ thay thế cho bể chứa nước).
  • Sau đó cắm điện để máy hoạt động, khi đó, máy bơm sẽ tạo một áp lực nước cực mạnh bên trong đường ống nước. Đường ống nước sẽ không bị vỡ, vì thường các máy bơm cao áp sẽ có tính năng tự ngắt khi áp suất đạt tới giới hạn.
  • Ngay lúc này, bạn phải nhanh chóng vặn tối đa van xả ở tầng trệt cho nước thoát ra ngoài. Dưới áp lực cực lớn của dòng nước, phần lớn cận bám sẽ được súc rửa sạch sẽ.

Lưu ý:

  • Để thực hiện hiệu quả, bạn cần có 2 người để một người đứng trên tầng thượng và một người đứng dưới tầng trệt xả nước.
  • Ngoài ra, máy bơm tăng áp sẽ tạo áp lực rất lớn, nên bạn chỉ sử dụng cách này cho các đường ống còn mới.

4.7 Dùng công nghệ điện thủy động

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay được sử dụng để vệ sinh đường ống nước trong nhà. Cơ chế hoạt động của công nghệ này là tạo hiệu ứng áp suất khí nén và dòng nước chảy mạnh ở tốc độ tối đa. Áp lực có thể tăng rất nhanh và đạt tới hàng chục cho tới hàng trăm MPa. Với áp lực lớn như vậy, bạn cũng không nên dùng phương pháp này với đường ống yếu, có tuổi thọ cao.

4.8 Dùng nước nóng và giấm ăn

Nếu trường hợp ông nước nhà bạn chỉ bị tắc nghẽn nhẹ, thì bạn có thể sử dụng cách làm sạch đường ống nước trong nhà bằng giấm ăn. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm, hiệu quả mà còn không gây ảnh hưởng đến đường ống nước nhà bạn.

Dùng dấm ăn cũng có thể làm sạch đường ống nước hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Dùng dấm ăn cũng có thể làm sạch đường ống nước hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Bạn tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Xả hết nước từ bồn chứa nước trên sân thượng, đồng thời khóa chặt van nước ở các tầng dưới. Sau đó, đổ hỗn hợp nước nóng với dấm ăn vào vị trí cao nhất của đường ống.
  • Sau 15 đến 30 phút, bạn mở van nước để xả toàn bộ hỗn hợp đi. Tiếp theo, bạn dùng nước sạch đổ vào đường ống nước, cho tới khi nước chảy ra không còn cặn bẩn thì hoàn tất.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách thông ống thoát nước nhà tắm hiệu quả tức thì tại nhà

4.9 Sử dụng bột baking và giấm

Cách vệ sinh đường ống nước trong nhà bằng bột baking soda và giấm rất hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này bạn cần làm như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 3 lít nước, 1 cốc bột baking soda và 1 cốc nước giấm.
  • Tiếp đến, bạn pha hỗn hợp bột baking soda và giấm với nước ấm.
  • Sau cùng, bạn đổ dung dịch này vào đường ống và chờ 12 tiếng cho dung dịch làm mềm chất bẩn và xả sạch.
Trộn hỗn hợp này với nước và đổ vào đường ống để làm sạch (Nguồn: Sưu tầm)
Trộn hỗn hợp này với nước và đổ vào đường ống để làm sạch (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý, phương pháp này không có tác dụng với các chất gây tắc nghẽn như kim loại và nhựa.

4.10 Sử dụng lươn, cá trê

Cách làm sạch đường ống nước này rất đơn giản, bạn chỉ cần có một con lươn hoặc một con cá trê, cá lóc. Với lớp da trơn và đặc tính chuyên luồn lách dưới bùn, lươn sẽ làm sạch đường ống nước nhà bạn hiệu quả và các chất bẩn sẽ được đẩy đi theo đường đi của con lươn, cá trê hoặc cá lóc.

4.11 Sử dụng Coca Cola

Trong nước Coca Cola có chứa các axit, bạn có thể dùng nó để làm phân hủy chất thải bám vào đường ống. Thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ Coca Cola vào đường ống nước và đợi khoảng 2 tiếng. Sau đó, mở nước để xả trôi chất bẩn là hoàn thành.

4.12 Thay đường ống mới

Nếu trong trường hợp đường ống nhà bạn đã cũ hoặc bạn cảm thấy đường ống này hay có rỉ sét, kém chất lượng thì bạn nên thay đường ống mới. Đường ống mới phải đảm bảo chất lượng, an toàn, bền bỉ và dễ dàng làm sạch kể cả khi bị tắc nghẽn.

Nên sử dụng đường ống đảm bảo chất lượng, độ bền

 

5. Những lưu ý khi làm sạch đường ống nước trong nhà.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn không nên sử dụng hóa chất quá nhiều hoặc quá nhiều lần để làm sạch đường ống nước. Bởi vì hóa chất sẽ ăn mòn đường ống khiến ống dễ bị hư hỏng hoặc vỡ.

Nếu bạn sử dụng hóa chất để làm sạch đường ống thì cần đảm bảo rửa trôi hoàn toàn hóa chất, tránh tình trạng hóa chất hòa với nguồn nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn nên xả nước cho tới khi hóa chất sạch hoàn toàn (Nguồn: Sưu tầm)
Bạn nên xả nước cho tới khi hóa chất sạch hoàn toàn (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những nguyên nhân làm đường ống nước bị tắc nghẽn và cách vệ sinh đường ống nước trong nhà hiệu quả. Hy vọng rằng, những thông tin chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích và giúp bạn lựa chọn được cách làm sạch đường ống nước trong nhà phù hợp và hiệu quả. Mọi thắc mắc xin liên hệ với DEKKO qua thông tin dưới đây.

Thông tin liên hệ: 

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:

 

Chuyên mục khác