Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà đơn giản, đúng kỹ thuật

15/03/2023

Hiện nay, hệ thống nhỏ giọt được ứng dụng để hỗ trợ các chủ nhà vườn chăm sóc cây trồng cũng như giảm thiểu công sức lao động. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt nhờ các dụng cụ cần lắp đặt cần thiết. Qua đó, bạn sẽ biết quy trình lắp đặt và sử dụng hệ thống này hiệu quả, an toàn cho cây trồng nhà mình.

>>>> ĐỌC NGAY: Ống tưới nhỏ giọt chính hãng, giá tốt [Cập nhật mới nhất 2023]

1. Lợi ích của hệ thống ống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt là "trợ thủ" đắc lực cho các hộ nông dân trong công tác tưới tiêu và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt, đối với các khu vực diện tích cây trồng lớn, nếu chỉ dùng sức người thì rất tốn thời gian chăm tưới cũng như tốn công lao động. Khi đó, thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản có thể tự động hoàn toàn công tác trên diện rộng, chỉ cần thực hiện một vài thao tác là hệ thống đã hoàn toàn khởi động để dẫn nước tới những khu vực cây trồng mong muốn.

Dưới đây là những lợi ích mà bạn có thể nhận được khi sử dụng ống tưới nhỏ giọt:

  • Tiết kiệm nước: Hệ thống tưới nước nhỏ giọt sẽ trực tiếp cung cấp nước đến các gốc cây trồng thông qua các đầu tưới. Từ đó, cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết mà vẫn tiết kiệm lượng nước lớn so với cách làm truyền thống.
  • Giảm thiểu lượng phân bón cần thiết: Nếu áp dụng cách thức truyền thống, lượng nước lớn có thể khiến cuốn trôi lớp phân bón mà cây chưa kịp hấp thụ, khiến lãng phí. Trong khi đó, hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ đưa lượng nước vừa đủ với tốc độ chảy vừa phải, giúp cây vừa có đủ lượng nước cần thiết vừa kịp hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón. Điều này góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng suất và chất lượng cùa loại cây trồng.
  • Tiết kiệm thời gian và sức lao động: Sau khi đã thực hiện cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt, chủ vườn còn có thể tiết kiệm thời gian tưới nước và sức lao động. Bởi các công việc gần như được tự động hoàn toàn, người dân chỉ cần thao tác đơn giản trên hệ thống và các đường ống sẽ tự cung cấp nước đến đúng vị trí cần trong khoảng thời gian ngắn.
  • Tiết kiệm chi phí: Tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà còn giúp chủ hộ cắt giảm các chi phí liên quan đến nhân công, phân bón hay điện nước trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, thậm chí tốt hơn so với cách làm thủ công.
  • Tăng năng suất cây trồng: Cây trồng được cung cấp đủ lượng nước, không gặp tình trạng ngập úng hay khô hạn, điều này góp phần rất lớn trong việc giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tránh những mầm bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả.
Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng năng suất cây trồng
Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng năng suất cây trồng

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt bằng ống PVC cực kỳ đơn giản

2. Cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt

Khi tìm hiểu cách làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt bạn cần biết cấu tạo của một hệ thống bao gồm:

  • Hệ thống đường ống dẫn nước trung tâm.
  • Mạng lưới đường ống dẫn nước chính và phụ.
  • Mạng lưới đường dẫn nước nhánh dẫn nước tới từng hàng cây.
Cách làm tưới nhỏ giọt đơn giản gồm 3 phần như hình (Nguồn: Sưu tầm)
Cách làm tưới nhỏ giọt đơn giản gồm 3 phần chính (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn đường kính đường ống dẫn nước phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Ống nước trung tâm: Đường ống chính và đường ống phụ được làm từ nhựa uPVC, HDPE có đường kính từ 90mm, 60mm, 42mm,... hoặc lớn hơn.
  • Ống chính, ống phụ: Dẫn nước từ đường ống chính ra vườn hoặc khu vực tưới nước.
  • Ống nhánh: Thường được làm bằng ống mềm PE có đường kính 20mm hoặc 16mm (Tùy vào chiều dài của mỗi hàng cây để lựa chọn kích cỡ ống phù hợp).

 

Xác định kích thước ống dẫn nước nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)
Xác định kích thước ống dẫn nước nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)

>>>> THAM KHẢO MỨC GIÁ SẢN PHẨM: Báo giá ống tưới nhỏ giọt & Địa chỉ cung cấp sản phẩm uy tín

3. Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản tại nhà

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà đơn giản dễ thực hiện.

3.1 Chuẩn bị các thiết bị cần thiết

Trước khi thực hiện lắp đặt các bước theo cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn cần chuẩn bị các thiết bị quan trọng để lắp đặt như sau:

  • Nguồn nước (Bể chứa nước, đường ống từ các nhà máy nước sạch, nước bơm từ sông suối,...).
  • Van xả, van áp.
  • Bộ lọc nguồn nước.
  • Đồng hồ đo áp.
  • Đường ống dẫn nước làm từ nhựa uPVC, HDPE hoặc PE.
  • Dây tưới nước nhỏ giọt trải dọc theo luống.
  • Các phụ kiện dùng để nối thiết bị: Tê, co, van,... 
Các thiết bị của hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Nguồn: Sưu tầm)
Các thiết bị của hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Nguồn: Sưu tầm)

 

3.2 Lắp đặt nguồn dẫn nước

Bạn cần dùng ống nhựa uPVC, ống HDPE hoặc PE để dẫn nước từ nguồn nước từ bể hoặc sông suối. Sau đó bạn lắp các cút nối như hình, lưu ý đối với hệ thống tưới 1 bên bạn dùng co nối chữ L và với hệ thống tưới nước 2 bên bạn dùng co nối chữ T.

Dùng cút nối chữ T cho hệ thống tưới nước 2 bên (Nguồn: Sưu tầm)
Dùng cút nối chữ T cho hệ thống tưới nước 2 bên (Nguồn: Sưu tầm)

3.3 Lắp đường dẫn nước chính và phụ

Bạn có thể lắp đặt đường ống nước chính, đường ống phụ (ống uPVC, HDPE, PE) đi theo chiều dọc rìa vườn hoặc đi giữa trung tâm vườn để dễ dàng chia thành nhiều mạch nước có kích thước nhỏ hơn.

Đi đường ống giữa vườn để dễ phân nhánh (Nguồn: Sưu tầm)
Đi đường ống giữa vườn để dễ phân nhánh (Nguồn: Sưu tầm)

>>>> ĐỌC THÊM: Chi phí hệ thống tưới nhỏ giọt | Các thiết bị lắp đặt cần thiết

3.4 Kết nối dây nhánh

Bước tiếp theo của cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt Dekko giới thiệu cho bạn là gắn ống nhánh PE với đường ống chính uPVC hoặc HDPE thông qua thiết bị khởi thủy, các bước thực hiện như sau:

  • Khoan lỗ trên ống uPVC (Lưu ý chọn cỡ mũi khoan phù hợp).
  • Nhét gioăng cao su vào lỗ khoan trên ống uPVC.
  • Nhét một đầu cút nối của khởi thủy vào miếng gioăng cao su (có thể sử dụng nước rửa chén hoặc chất bôi trơn).
  • Đầu còn lại nối với đường ống PE.
Các bước nối dây nhánh (Nguồn: Sưu tầm)
Các bước nối dây nhánh (Nguồn: Sưu tầm)

3.5 Lắp van khóa nước

Cuối mỗi đường ống dùng van khóa hoặc còng số 8 để khóa nước. Sử dụng chốt bít ống để khóa nước ở cuối đường ống dẫn nước chính.

Sử dụng van khóa để khóa nước tại cuối đường ống (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng van khóa để khóa nước tại cuối đường ống (Nguồn: Sưu tầm)

3.6 Kiểm tra hệ thống ống nước nhỏ giọt

Cuối cùng, bạn cài đặt thời gian tưới nước và tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo hệ thống không bị rò rỉ. Nếu hệ thống hoạt động bình thường, không có vấn đề gì thì bạn đã lắp đặt thành công.

Kiểm tra lại hệ thống trước khi đưa vào sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)
Kiểm tra lại hệ thống trước khi đưa vào sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt, hy vọng rằng qua bài viết bạn có thể tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Dekko qua thông tin dưới đây để được giải đáp ngay nhé!

Thông tin liên hệ: 

>>>> THAM KHẢO THÊM:

Chuyên mục khác