Bình nóng lạnh bị rò nước: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Hiện nay, các nhà phố thường được xây dựng với thiết kế nhiều tầng và mỗi tầng đều được trang bị khu vệ sinh riêng. Vậy làm sao để thiết kế và quy hoạch đường ống nước nhà vệ sinh hợp lý? Cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2 như thế nào mới đúng tiêu chuẩn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Ngoài các hệ thống điện âm tường, hệ thống cấp thoát nước cũng cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, cần có cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2 hợp lý cho các hộ gia đình để nước được bơm đến các khu vực cần thiết như bồn nước, bồn cầu, vòi tắm,... và cũng có thể thoát và xả nước hợp lý.
Các thành phần chính không thể thiếu của hệ thống đường ống cấp thoát nước nhà vệ sinh:
>>>> XEM NGAY: Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh & Nguyên tắc thiết kế
Hệ thống đường ống cấp - thoát nước thường bao gồm một đường ống chính với bán kính lớn và các đường ống nhánh nhỏ. Đường ống chính được nối từ bể nước ở trên cao chạy xuống tầng 1 của ngôi nhà, và các đường ống nhánh nối với ống chính sẽ có nhiệm vụ mang nước đến các thiết bị cần thiết để sử dụng. Tùy vào từng thiết kế và quy hoạch mà có cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2 và các nhà tầng cao hơn được hợp lý, và cân nhắc lựa chọn loại ống dẫn phù hợp.
Ngoài đường ống dẫn cấp - thoát nước chính còn có các đường ống nối các thiết bị trong nhà vệ sinh với đường ống chính gọi là ống dẫn nối. Những đường ống nối này sẽ mang nước đến cho các thiết bị cần dùng như bồn cầu, bồn tắm, các máy giặt, máy rửa bát, chậu rửa, máy lọc…
Nó gồm 2 loại là loại nằm ngang và loại nằm dọc. Các ống nằm ngang được đặt ngang trên trần nhà sẽ được nối với các ống dọc chạy sát tường nhà. Đầu các thiết bị dùng nước thường dùng loại ống Φ27.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại phổ biến và được sử dụng trong các gia đình là ống dẫn mềm và ống nối các nguồn cấp nước. Loại ống dẫn mềm – linh động như ống sun ruột gà, ống kẽm thường được sử dụng cho bồn cầu, dây cấp máy giặt, vòi rửa. Loại còn lại là nối từ các nguồn cấp nước khác được chạy âm trong tường như ống dẫn nước nóng từ bình nóng đến vòi tắm…
Loại ống dẫn mềm thường được bán cùng thiết bị đi kèm. Loại ống nối thứ hai thì cần dùng loại dẫn nhiệt tốt nên cần xem xét và chọn lựa một cách kỹ lưỡng. Trong đó, ống chịu nhiệt PPR chỉ đỏ của Dekko có chịu nhiệt độ cao làm ống dẫn nước nóng còn PPR chỉ xanh dẫn nước lạnh có độ bền cao, an toàn cho người dùng.
Trong mỗi sơ đồ hệ thống về cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2, không thể thiếu hướng dẫn chỉ rõ đường ống thông khí. Loại này thường được thiết kế đi riêng so với ống cấp nước. Hiện nay, loại ống được sử dụng phổ biến cho ống thông khí thường là loại ống nhựa uPVC phi Φ 21 đến Φ27. Tuy chỉ là một đường dẫn nhỏ nhưng lại có công dụng hỗ trợ cho việc nước thoát được đều, nước chảy đúng chiều, tránh nén áp lực xuống bên dưới và trào ngược trở lại.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh | Nguyên tắc thực hiện
Đây là một loại ống cong thường thấy ở các đầu thoát nước từ các thiết bị dẫn ra ống nối thoát nước. Nó như là 1 loại van tự động để ngăn mùi hôi và những con côn trùng đặc biệt với thiết bị bồn cầu.
Hiện này, nhiều thiết bị yêu cầu phải có hệ thống ống cấp - thoát nước mới có thể sử dụng được. Một số thiết bị mà chúng ta có thể kể đến như:
Việc thiết kế và thi công hệ thống đường ống này yêu cầu các kỹ sư thiết kế cũng cần trang bị những kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. Có như vậy, các thiết bị mới hoạt động được một cách trơn tru và hiệu quả, đúng công năng. Dưới đây là một số những lưu ý không thể bỏ qua về cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2.
Hiện nay, các kỹ sư thường ưu tiên ghép luôn hai loại ống thải nước và ống thải bồn cầu vào thành một. Vì thế, nhất thiết yêu cầu phải thiết kế đường thoát nước thải bồn vệ sinh thấp nhất. Điều này giúp tránh việc tràn nước thải từ hệ thống nhà vệ sinh đến các thiết bị khác và tránh mùi hôi bốc lên từ hệ thống ống nước thải.
>>>> ĐỌC NGAY: Tìm hiểu cách lắp thoát sàn nhà vệ sinh | 4 lưu ý quan trọng
Việc tính toán không kỹ lưỡng khiến công trình gặp tình trạng ống thoát nước có áp lực yếu, khiến nước chảy không đều. Điều này là do đường nước cấp - thoát đang bị dồn nén khí bên dưới quá nhiều, ảnh hưởng đến việc cấp thoát nước. Ngoài ra, tệ hơn là nó còn làm khả năng tự hoại kém đi, mùi hôi hay bị bốc ngược lại lên bồn vệ sinh. Chính vì thế, ngay từ đầu các kỹ sư thiết kế cần tính toán kỹ lưỡng việc lắp đặt ống thông khí sao cho hiệu quả nhất.
Thay vì phải đục phá tường để sửa chữa hoặc lắp đặt, thêm thắt thiết bị mới, chúng tôi khuyên bạn nên tạo các đầu nước chờ sẵn. Có như vậy, khi có nhu cầu thay thế hoặc thêm các thiết bị mới thì chỉ cần bịt đầu cũ lại & nối đầu mới vào.
Khi chuyển hướng cút vuông đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy nước, làm nước bị dội ngược lại, hoặc ùn tắc. Điều này tạo cơ hội cho các mảng bám có thể được lưu giữ lại trong cống.
Thay vào đó chúng tôi khuyên bạn nên dùng sử dụng hai ống chếch tù thay cho 1 cút góc vuông để thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc sử dụng.
Một trong các nguyên nhân chính gây tắc nghẽn ống thoát nước và bồn cầu là sử dụng quá nhiều co lơ. Bởi khi sử dụng nhiều co lơ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước, khiến rác thải và bụi bẩn bị giữ lại gây tắc nghẽn đường ống. Cách tốt nhất là nên dùng 2 ống lơ để chuyển hướng đường ống thay vì dùng 1 cái co tạo nên góc 90 độ. Ngoài ra, các thiết bị cũng nên lắp đặt ống xi phông cong để ngăn trường hợp mùi bốc ngược trở lại đường ống.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về cách đi ống nước nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả, hợp lý, tránh các trường hợp ùn tắc, trào ngược rác thải ngược trở lại hệ thống. Mọi thông tin chi tiết cần tìm hiểu về các sản phẩm nhà Dekko vui lòng truy cập:
Thông tin liên hệ:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: