Lồng bè nuôi cá kết hợp du lịch sinh thái: Hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao

02/08/2023

Ngày xưa, du lịch đi đến đâu, nuôi trồng thủy sản lùi đến đấy, tuy nhiên, thời gian gần đây, để phát huy tiềm năng của vùng biển, bên cạnh việc phát triển các mô hình lồng nuôi HDPE thì phương thức sản xuất kết hợp với du lịch sinh thái đang được nhiều địa phương triển khai có hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng Dekko tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình nuôi cá lồng kết hợp làm du lịch nhé.

1. Ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE trong nuôi trồng thủy hải sản

Trước tác động của biến đổi khí hậu, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất việc ứng dụng công nghệ lồng nuôi tiên tiến để hạn chế rủi ro, thiệt hại đồng thời nâng cao năng suất nuôi trồng cho bà con ngư dân. Trong đó, hệ thống lồng nuôi với vật liệu HDPE được đánh giá là giải pháp thay thế mô hình lồng bè gỗ truyền thống, đáp ứng điều kiện biến đổi khí hậu, có thể nuôi xa bờ với khả năng chịu mưa bão lên tới cấp 12 và đặc biệt gắn với bảo vệ môi trường biển bền vững.

Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng đã có chia sẻ về những lợi ích khi chuyển hình thức nuôi lồng bè bằng gỗ sang lồng HDPE. Ông khẳng định, khi sử dụng lồng HDPE, độ bền của lồng cũng như sức chống chịu trước biến đổi khí hậu sẽ tốt hơn lồng bè bằng gỗ. Cùng với đó, người nuôi sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế khi có bão đổ bộ vào. Ngoài ra, khi ngư dân thay thế vật liệu gỗ sang vật liệu HDPE cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng phao xốp, lồng bè gỗ bị phá hỏng, trôi dạt gây ô nhiễm môi trường nước và cảnh quan sinh thái. 

Hiện nay, mô hình lồng nuôi thủy sản HDPE đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân, điển hình tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Phú Yên, Nghệ An, Khánh Hòa, Nha trang, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu,... Mô hình này sẽ còn được nhân rộng và phát triển hơn nữa khi chúng vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giúp nghề nuôi biển phát triển lâu dài và bền vững.

 

Lồng nuôi HDPE đảm bảo thích ứng biến đổi khí hậu, thúc đẩy nuôi biển bền vững

 

2. Kết hợp mô hình nuôi cá lồng HDPE với phát triển du lịch

Để khai thác tối đa tiềm năng ngành biển, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE trong nuôi trồng thủy hải sản, nhiều hộ ngư dân cũng tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên để kết hợp hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm tham quan. Mô hình này không chỉ giúp ngư dân tối ưu hiệu quả kinh tế, gia tăng thu nhập mà còn góp phần mang đến một làn gió mới cho ngành du lịch Việt Nam. 

Chính vì vậy, những năm gần đây, ở nhiều tỉnh thành ven biển, các hoạt động du lịch từ ứng dụng lồng nuôi HDPE đã và đang dần hình thành như: du thuyền thưởng ngoạn ngắm cảnh, tham gia đánh bắt cá cùng người dân, khám phá, thưởng thức ẩm thực ngay trên biển… 

Với hướng đi mới phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch,  nhiều địa phương cho hiệu quả tích cực, góp phần mang lại giá trị hàng chục tỷ đồng/năm.

Điển hình như tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong (Hòa Bình), là một xã thuộc vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Khi Thuỷ điện Hòa Bình được xây dựng và tích trữ nước, Thung Nai trở thành hồ chứa nước khổng lồ, những ngọn núi cao được bao quanh bởi nước, tạo nên những ốc đảo thu nhỏ mang vẻ đẹp mê đắm lòng người.

Nhìn ra những lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn, độ sâu lý tưởng, cùng với định hướng phát triển Thung Nai thành điểm du lịch hấp dẫn, nhiều hộ dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư sang nuôi cá bằng lồng bè HDPE. Vừa tận dụng được lợi thế nguồn nước sạch vùng lòng hồ, vừa tạo ra sản phẩm sạch tại chỗ, cung cấp cho việc phát triển du lịch.

Hòa Bình tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên để kết hợp nuôi trồng thủy sản với hoạt động du lịch sinh thái

 

Hay tại tỉnh Quảng Ninh, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang có nhiều bước phát triển với những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Các ngư dân tham gia mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường, kết hợp với du lịch có trách nhiệm được được hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật nuôi theo quy trình an toàn. Nhờ vậy, từ dịch vụ nuôi lồng bè và du lịch xanh, nhiều ngư dân đã doanh thu gấp đôi, gấp 3 so với trước kia.

Qua đó, có thể thấy mô hình nuôi cá lồng kết hợp phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần quảng bá văn hóa địa phương, mang lại giá trị bền vững

 

Nuôi cá lồng kết hợp phát triển du lịch góp phần quảng bá văn hóa địa phương, mang lại giá trị bền vững

 

Hiện nay, ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc thay đổi vật liệu sản xuất trong nuôi trồng thủy hải sản để hướng đến phát triển du lịch, tạo môi trường bền vững không còn xa lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình này còn mới mẻ, chưa được ứng dụng rộng rãi. 

 

Với vị thế là nhà sản xuất, Tập đoàn Dekko không chỉ tiên phong trong ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nhựa HDPE mà chúng tôi cũng không ngừng cải tiến kỹ thuật, sẵn sàng nhận đặt hàng theo yêu cầu và thiết kế riêng của khách hàng. Chính vì vậy, nếu đang cần tìm một địa chỉ sản xuất mô hình lồng bè du lịch kết hợp nuôi cá thì vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Tập đoàn Dekko qua hotline: qua hotline: 19001998 hoặc Email: info@dekko.com.vn để được tư vấn chi tiết. 

Dekko không ngừng cải tiến kỹ thuật, sẵn sàng nhận đặt hàng theo yêu cầu và thiết kế riêng của khách hàng

 

Như vậy, mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch là một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng hải sản. Việc ứng dụng mô hình này không chỉ khắc phục những nhược điểm của hệ thống lồng bè cũ mà còn góp phần khai thác triệt để tiềm năng ngành biển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ hệ sinh thái bền vững. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

Thông tin liên hệ: 



Chuyên mục khác