Hướng dẫn cách làm bè nổi nuôi cá từ các vật liệu khác nhau

04/04/2023

Ngày nay có nhiều cách làm bè nổi nuôi cá trên sông, ao hồ,... sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa HDPE, thép, tre, gỗ,... giúp tăng năng suất trong ngành hải sản. Tuy nhiên, không phải chủ hộ nào cũng có kinh nghiệm và nắm rõ quy trình lắp đặt và sử dụng bè nổi trên sông đúng cách. Cùng Dekko tìm hiểu chi tiết cách thiết kế và làm bè cá chi tiết dưới đây nhé!

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Ống nhựa HDPE cấp thoát nước | Bảng giá ống nhựa HDPE mới nhất

1. Hướng dẫn cách làm bè nổi nuôi cá đúng kỹ thuật

Sau khi đã chuẩn bị được hệ thống khung lồng bè phù hợp với nhu cầu của mình, các chủ hộ có thể áp dụng cách làm bè nổi nuôi cá chi tiết dưới đây bao gồm lắp đặt phao nâng lồng, lồng lưới và lắp đặt cụm lồng. 

1.1 Lắp đặt phao nâng lồng

Đôi với các lồng bè nuôi cá lắp đặt thủ công, chủ hộ cần lắp đặt phao nâng lồng để chiếc bè có thể nổi trên mặt nước. Phao sử dụng là loại phao bằng xốp có kích thước 50 x 60 x 90 cm hoặc phao bằng phi sắt hoặc phi nhựa 200 lít. Cần bố trí mỗi ô lồng từ 4-6 phao, cố định vào khung lồng đã thiết kế (với hệ thống lồng cá HDPE thì không cần phao nâng lồng).

1.2 Lắp đặt lồng lưới

Tiếp theo chủ hộ bố trí lồng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút xung quanh khung lồng. Kích thước của mắt lưới phụ thuộc vào kích thước của loại cá được nuôi thả và thay đổi theo từng độ tuổi của cá. Trong đó, thông thường kích thước thứ 1 2a = 1cm, kích thước thứ 2 2a = 2,5cm, kích thước thứ 3 2a = 4cm. Đây là kích thước tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cá không thoát khỏi lồng được.

Dưới đáy lồng cố định bằng dây giềng kết nối với đá ghiềm. Trong đó, kích thước lồng sẽ thay đổi linh hoạt tùy theo loại cá, cụ thể:

  • Loại lồng nhỏ kích thước 4 - 100 m3, độ sâu từ 1-2,5 m
  • Loại lồng trung bình kích thước 100-500 cm3, độ sâu từ 2,5 - 5m
  • Loại lồng lớn kích thước 500-1600 m3, độ sâu từ 5-7m
Lắp đặt lồng lưới để thả nuôi cá
Lắp đặt lồng lưới để thả nuôi cá (Nguồn: Sưu tầm)

1.3 Lắp đặt cụm lồng

Để hoàn thiện cách làm bè cá trên sông, chủ hộ sẽ tiến hành lắp đặt các phần với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Quy trình gồm các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đặt các phi song song và đặt các phao cách nhau một khoảng bằng lồng lưới
  • Bước 2: Đặt khung lồng đã thiết kế lên trên phao và cố định phao bằng hệ thống dây thép chắc chắn
  • Bước 3: Đặt khung lồng đã lắp xuống nước.
  • Bước 4: Lắp đặt nhà bảo vệ diện tích bằng 1 đến 2 ô lồng.
Bè nuôi cá trên sông có nhiều ưu điểm vượt trội (Nguồn: Sưu tầm)
Lắp đặt cụm lồng để hoàn thiện hệ thống bè nổi nuôi cá (Nguồn: Sưu tầm)

>>>> ĐỌC THÊM NGAY: 2 cách nối ống HDPE đúng kỹ thuật | Lưu ý khi thực hiện

2. Thiết kế bè nổi nuôi cá từ các vật liệu khác nhau

Ngày nay lồng nuôi cá rất đa dạng từ kiểu dáng đến chất liệu. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng hộ chăn nuôi mà lựa chọn loại lồng phù hợp nhất. Mọi người có thể tham khảo các loại lồng sau:

2.1 Hệ thống lồng bè cá HDPE

Cách làm bè nổi nuôi cá bằng hệ thống lồng HDPE thân thiện với môi trường được nhiều cư dân trong ngành thủy, hải sản ưa chuộng với nhiều đặc tính ưu việt như:

  • Độ bền và độ dẻo dai cao, có khả năng chống oxy hóa, kiềm và chống va đập.
  • Có khả năng chịu được gió mạnh, chịu được bão giật cấp 8 đến cấp 12 và sóng biển từ 6m đến 14m.
  • Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến cá và có khả năng tái chế.
  • Nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau như lồng hình vuông, hình tròn.
  • Thời gian sử dụng lên tới 50 năm.
Chuẩn bị môi trường và lồng nuôi cá phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)
Bè nuôi cá HDPE có trọng lượng nhẹ và thân thiện với môi trường (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài những ưu điểm nêu trên, lồng bè nuôi cá nhựa HDPE còn có thể dễ dàng di chuyển, nuôi cá với thể tích lớn và dễ dàng kiểm tra. Chính vì nhiều ưu điểm vượt trội như vậy mà lồng nuôi cá HDPE ngày càng được sử dụng rộng rãi. 

Một trong những thương hiệu lồng bề HDPE được nhiều khách hàng tin dùng là Dekko. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm ống nhựa HDPE an toàn, uy tín, chất lượng cao, giá thành phải chăng và mẫu mã đa dạng. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm lồng bè cá HDPE, vui lòng liên hệ qua số Hotline 19001998. 

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Các hệ thống lồng nuôi cá HDPE hổ biến hiện nay

2.2 Hệ thống bè nổi nuôi cá bằng thép

Hệ thống khung lồng bè làm bằng thép là kiểu lồng bè vô cùng chắc chắn. Toàn bộ phần khung lồng được làm bằng thép Φ34 (hoặc Φ42, Φ49), lớp ngoài cùng là mạ kẽm chống gỉ giúp kéo dài tuổi thọ của khung lồng.

Kích thước khung lồng thép thường là 24m x 12m, gồm 2 dãy, mỗi dãy có 5 ô để mắt lưới lồng nuôi và mỗi ô có kích thước 4,5m x 4m. Loại khung lồng nhỏ hơn có kích thước 18m x 18m, gồm có 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 ô có kích thước 5m x 5m.

Hình ảnh lồng thép được các hộ chăn nuôi sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh lồng thép được các hộ chăn nuôi sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Toàn bộ khung thép được hàn gắn chắc chắn với nhau, do đó có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lồng này là trọng lượng lớn nên khó di chuyển và phải sử dụng thêm phao để lồng nổi.

2.3 Hệ thống khung lồng bằng tre

Lồng nuôi cá được làm bằng tre giúp tiết kiệm chi phí và có thể lựa chọn kích thước tùy thích. Cách làm bè nổi nuôi cá bằng tre rất đơn giản, trước tiên bạn lựa chọn tre chắc chắn dùng để làm lồng nuôi cá, thân tre thẳng và dài. Thông thường, mỗi cây tre sẽ dài từ 4m - 5m và các cây được liên kết với nhau bằng dây thép và 4 góc được cố định chắc chắn bằng dây neo.

Cách làm bè nổi nuôi cá bằng tre rất đơn giản và tiết kiệm (Nguồn: Sưu tầm)
Cách làm bè nổi nuôi cá bằng tre rất đơn giản và tiết kiệm (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu bạn lựa chọn cách làm bè cá bằng tre, khung lồng thường có kích thước từ 16m x 10m, chia thành 2 dãy và mỗi ô có kích thước 4m x 5m. Các cạnh của khung lồng được ghép từ 5 cây tre xếp sát nhau, có chiều rộng khoảng 0,6m và được liên kết với nhau bằng dây thép.

2.4 Hệ thống khung lồng bằng gỗ

Tương tự như cách làm bè nổi nuôi cá bằng tre, bè nuôi cá làm bằng gỗ cũng rất dễ dàng và tiết kiệm. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những thanh gỗ thẳng, dài từ 4m đến 6m. Tiếp đó, dùng ốc dài khoảng 10cm - 20cm để cố định các thanh gỗ lại với nhau. Bạn nên lựa chọn các loại gỗ có khả năng chịu nước tốt và chống mục rỗng như gỗ kiền kiền hoặc gỗ chò chỉ.

Khi làm lồng nuôi cá bằng gỗ bạn chú ý khoảng cách giữa các đà là 0,4cm - 0,5cm để phù hợp với kích thước phao cá. Các cạnh lồng cần có độ rộng vừa phải để dễ dàng di chuyển chăm sóc cá.

Khung lồng nuôi cá bằng gỗ bền chắc và chi phí đầu tư thấp (Nguồn: Sưu tầm)
Khung lồng nuôi cá bằng gỗ bền chắc và chi phí đầu tư thấp (Nguồn: Sưu tầm)

>>>> XEM THÊM: Các loại ống HDPE phổ biến được ưa chuộng hiện nay

3. Các lưu ý cần thiết khi xây dựng lồng bè nổi nuôi cá

Như vậy, bạn đã nắm được quy trình chi tiết của cách làm bè nổi nuôi cá. Tuy nhiên khi thiết kế bạn cần chú ý một vài điều sau:

  • Nên làm lồng nuôi cá bằng ống nhựa HDPE để giảm chi phí đầu vào. Ngoài ra, lồng nuôi cá bằng ống nhựa HDPE là vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường, dễ tìm kiếm, dễ sửa chữa và di chuyển, tuổi thọ cao. 
  • Bạn nên thiết kế thêm hệ thống cho ăn tự động giúp việc chăm sóc cá đơn giản hơn. Hơn nữa, các hệ thống cho ăn tự động còn có khả năng điều chỉnh hàm lượng và có thể xử lý các vấn đề về thức ăn. Hiện nay, chi phí hệ thống cho ăn tự động không quá cao, dao động từ vài triệu đồng cho 100m2.
Lựa chọn bè nổi nuôi cá làm từ nhựa HDPE giúp tiết kiệm chi phí cho chủ chăn nuôi (Nguồn: Sưu tầm)
Lựa chọn bè nổi nuôi cá làm từ nhựa HDPE giúp tiết kiệm chi phí cho chủ chăn nuôi (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là các cách làm bè nổi nuôi cá phổ biến hiện nay đơn giản và hiệu quả. Khi chọn lồng nuôi cá cho gia đình mình, bạn nên tìm hiểu kỹ các ưu nhược điểm của từng loại lồng trên để lựa chọn được loại lồng phù hợp. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Dekko ngay để được giải đáp miễn phí!

Thông tin liên hệ: 

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: