Trồng cây trên mái nhà: Làm sao để chống thấm hiệu quả?
Trồng cây trên mái nhà là phương pháp thi công được yêu thích hiện nay. Tham khảo cách chống thấm khi trồng cây trên mái hiệu quả tại đây.
Bên cạnh những loài cá nuôi biển phổ biến như cá bớp, cá chim, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng… thời gian gần đây ngư dân nhiều tỉnh thành ven biển đã thử nghiệm nuôi thành công cá mú đen, đem lại giá trị kinh tế cao. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về giống cá này cũng như kỹ thuật nuôi trong lồng bè sao cho hiệu quả, Dekko sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích đó qua bài viết dưới đây.
Cá mú đen nuôi lồng bè trên biển có đặc điểm khó kiểm soát lượng nước hơn so với trong các thủy vực, ao đầm. Chính vì vậy, việc lựa chọn vị trí đặt lồng nuôi là một yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả, năng suất nuôi trồng. Theo đó, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi cá mú khuyến cáo tuân thủ theo các điều kiện sau:
Hiện nay phổ biến 2 kiểu lồng nuôi cá mú đen đó là: lồng gỗ, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE tròn và vuông thích hợp ở vùng biển hở với khả năng chịu mưa bão lên tới cấp 12.
2.1. Lồng gỗ truyền thống
Khung bè gỗ phải được làm bằng gỗ chắc chắn, chịu được tác động của thời tiết, kháng độ mặn tránh ăn mòn, hư hại theo thời gian.
Để giữ bè nổi, dùng phao từ thùng nhựa hay thùng phuy bố trí đều để nâng khung gỗ. Số lượng neo thường 4 dây lớn với chiều dài khoảng 30 - 50m để giữ bè cố định.
Với đặc điểm này, hệ thống lồng gỗ truyền có nhiều hạn chế: dễ mục, mốc gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt không có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu. Do đó, năng suất nuôi trồng không đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy, để khắc phục những nhược điểm của lồng bè gỗ truyền thống, nhiều hộ ngư dân đã áp dụng mô hình lồng nuôi hiện đại từ vật liệu nhựa HDPE.
2.2. Lồng nuôi HDPE
Lồng vuông sử dụng vật liệu HDPE chất lượng cao, kết cấu sử dụng 2 ống HDPE và cùm kết nối chắc chắn. Nhờ vậy, lồng có độ bền cao, độ dẻo dai cao, chống va đập. Khả năng chịu được gió mạnh, chịu được bão cấp 10 và sóng biển 9m.
Lồng tròn sử dụng vật liệu nhựa HDPE chất lượng cao, với kết cấu 2 ống HDPE và cùm kết nối chắc chắn, được sử dụng phổ biến ở những nơi sóng lớn, chịu được bão lên tới cấp 12 và sóng biển cao 14m.
Sau khâu lựa chọn lồng nuôi, bà con cần chú ý tới kỹ thuật chọn và thả cá mú đen giống. Theo đó, bà con nên chọn cá giống cùng cỡ từ 10 – 12cm, trọng lượng khoảng 60 – 70g, khoẻ mạnh. Và nên phân cỡ cá để thả vào lồng riêng, không nên thả cá nhỏ cùng lồng cá lớn dẫn đến tình trạng tranh mồi.
Tiếp theo là bước thả cá giống. Bà con lưu ý một kỹ thuật vô cùng quan trọng để loại bỏ, hạn chế mầm bệnh ký sinh trên cá mú, đó là trước khi thả cá cần tắm cho cá qua formol với nồng độ 100ml/m3 trong một giờ có sục khí hoặc qua nước ngọt 5 – 10 phút. Đồng thời, tránh thả cá khi nắng gắt, mưa lớn mà nên thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.
Thức ăn cho cá mú đen chủ yếu là cá tạp như cá mối, cá cơm, cá trích, cá liệt… Trong đó, phải đảm bảo tươi, không ký sinh trùng, được rửa, cắt thành khúc.
Để đảm bảo thức ăn cho cá đủ cả về chất và lượng, bà con lưu ý:
Thêm vào đó, định kỳ 10 ngày cần sử dụng vitamin C và khoáng trộn vào thức ăn cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Đây là kỹ thuật giúp tăng sức đề kháng cho cá.
Sau thời gian nuôi trồng, lưới lồng sẽ bị các sinh vật biển bám và phá như hàu, vẹm, thủy tức, rong biển… Do đó dễ dẫn tới tình trạng hạn chế dòng chảy qua lồng, làm giảm lượng oxy cung cấp cho cá, đồng thời cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh ký sinh. Chính vì vậy, trong nuôi trồng, bà con lưu ý thường xuyên cọ rửa và tốt nhất nên thay lưới định kỳ 1 - 2 tháng/ lần.
Một trong những kỹ thuật luôn được đặt lên hàng đầu trong nghề nuôi cá biển, nhất là dòng ăn thức ăn tươi như cá mú đen là công tác phòng bệnh. Việc này phải tiến hành ngay từ đầu và thường xuyên giúp giảm bớt dịch bệnh cho vật nuôi. Để phòng bệnh tốt, bà con cần làm tốt những việc sau:
Một số loại bệnh phổ biến thường gặp ở cá mú đen:
Đây là bệnh lý do giống Nerocila thuộc giáp xác chân đều gây ra, thường bám ký sinh vào mang cá, gây hoại tử.
Biện pháp: Dùng dung dịch formol liều lượng 200 ml/m3 tắm cho cá từ 30 – 60 phút và sục khí mạnh đồng thời phun lên lưới lồng để vệ sinh lưới.
Giun dẹp xuất hiện và ký sinh trên mang cá gây tổn thương.
Biện pháp: Dùng formol 200 ml/m3 từ 30 – 60 phút và sục khí mạnh hoặc tắm trong nước ngọt từ 30 – 60 phút.
Nguyên nhân gây bệnh là do nguyên sinh động vật ký sinh làm tổn thương da, vảy và mang.
Biện pháp: Dùng Zecuf sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá mú đen trong lồng bè trên biển hiệu quả, cho năng suất cao. Nếu đang cần tìm một địa chỉ sản xuất mô hình lồng bè nuôi cá chất lượng, vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Tập đoàn Dekko:
- Địa chỉ:
- Website: https://dekkopipe.com/
- Email: info@dekko.com.vn
- Hotline: 19001998.